†(¯`·.º-:CĐ2T2:-º.·´¯)†
Chào mừng to the Diễn Đàn of CĐ2T2
†(¯`·.º-:CĐ2T2:-º.·´¯)†
Chào mừng to the Diễn Đàn of CĐ2T2
†(¯`·.º-:CĐ2T2:-º.·´¯)†
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


†(¯`·.º-:CĐ2T2:-º.·´¯)†
 
Trang ChínhTrang Chính  Portal*Portal*  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Similar topics

 

 Cầu thủ tìm cách rời đội tuyển: Trách nhiệm ở đâu?

Go down 
Tác giảThông điệp
the_crossroads
Dân Chơi Mới Nổi
Dân Chơi Mới Nổi
the_crossroads


Tổng số bài gửi : 117
Join date : 24/11/2009
Age : 33
Đến từ : Hà Nam

Cầu thủ tìm cách rời đội tuyển: Trách nhiệm ở đâu? Empty
Bài gửiTiêu đề: Cầu thủ tìm cách rời đội tuyển: Trách nhiệm ở đâu?   Cầu thủ tìm cách rời đội tuyển: Trách nhiệm ở đâu? I_icon_minitimeSat Jan 09, 2010 9:50 am

Hơn 10 năm trước, chúng tôi đã có một bài phỏng vấn gây chấn động dư luận, liên quan đến những vấn đề ở đội tuyển Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là bài phỏng vấn tiền vệ Vũ Minh Hiếu đã chỉ thẳng ra những rạn nứt trong nội bộ đội tuyển.

>> Liệu thủ môn Hồng Sơn có bị loại?
>> ĐTVN: Hồng Sơn mất hay không mất hộ chiếu?
>> Vụ hộ chiếu của Hồng Sơn: 'Chỉ là hiểu lầm'?

Sau cơn chấn động đó, ông A.Riedl đã gọi Minh Hiếu lại để “nói chuyện như hai người đàn ông”. Nội dung cuộc nói chuyện đó cho đến giờ ít người biết tường tận nhưng sáng hôm sau, Minh Hiếu xách vali rời Nhổn. Sự ra đi ấy, Minh Hiếu vui vẻ chấp nhận và người hiểu đằng sau câu chuyện thì biết rằng, với sự thẳng thắn của mình, Hiếu đã rất có trách nhiệm với đội tuyển, đánh đổi là anh không thể dự SEA Games năm đó.

Một sự ra đi có thể nói là “ngẩng cao đầu”, Riedl hiểu rõ Hiếu, bằng chứng là sau đó, ông vẫn gọi cầu thủ này lên tuyển.

Khoác áo đội tuyển luôn là vinh dự của hầu hết các cầu thủ. Nó không chỉ mang lại những cơ hội về danh tiếng, tiền bạc mà còn là tấm vé thông hành đặc biệt giá trị trong những cuộc chuyển nhượng.

Đổi lại, những cầu thủ được gọi phải có trách nhiệm, phải biết lấy nghĩa vụ quốc gia là một việc làm bắt buộc. Nói thì dễ, làm mới khó khi không phải ai cũng hiểu tường tận điều gọi là trách nhiệm với quốc gia và cách rời đội tuyển mỗi lúc một kiểu.

Năm 2001, khi đội tuyển quốc gia tập trung dưới thời HLV Dido, chỉ vì bị thầy phạt hít đất mà Thanh Châu, Văn Quyến đã phản ứng ra mặt. Kết quả là bị ông HLV người Brazil đuổi thẳng cổ. Khi đó, rõ ràng, trách nhiệm và nghĩa vụ QG còn bé hơn cả những tự ái cá nhân.

Năm 2004 là trường hợp khác, liên quan đến một cầu thủ hiện giờ vẫn đang khoác áo đội tuyển quốc gia: Tấn Tài. Trước thềm Tiger Cup 2004, theo thông tin từ Ban huấn luyện đội tuyển thì Tài đã năm lần bảy lượt xin rút khỏi đội tuyển, nhưng ông Tavares không đồng ý. Quyết rời đội tuyển bằng mọi giá, Tấn Tài đã có những hành động mà theo ban huấn luyện đội tuyển là quỳ lạy, nói dối HLV Tavares, bịa chuyện mẹ ốm đau, anh bị tai nạn giao thông. Nhưng thật ngạc nhiên, sau đó, người ta thấy Tấn Tài thi đấu dũng mãnh ở giải…U21 báo Thanh niên trong màu áo U21 Khánh Hòa. Tất nhiên sau này, người hâm mộ đã thông cảm, cho rằng đó là phút bồng bột của tuổi trẻ nên đã mở rộng vòng tay khi Tấn Tài trở lại đội tuyển. Câu chuyện năm 2004 sẽ là một kỷ niệm đối với Tấn Tài để anh không còn tái phạm.


Dương Hồng Sơn không đi Lebanon vì “mất hộ chiếu”!

Thực tế, có nhiều cách để thoái thác nhiệm vụ quốc gia nhưng phải thuyết phục và chính đáng. Năm 2002, Minh Hiếu, Phi Hùng, Phạm Minh Đức đã xin ông Calisto rời đội tuyển vì những lý do cá nhân và được ông thầy vui vẻ đồng ý. Thủ môn Võ Văn Hạnh cũng đã từng xin ông Tavares rời đội tuyển vì chấn thương của anh không phù hợp với những bài tập nặng. Hay gần hơn, chuyện Phan Văn Tài Em xin ông Riedl không đá trận tứ kết Asian Cup 2007 để ở nhà lấy vợ cũng được cho là một lý do chính đáng.

Ông thầy nổi tiếng nóng tính Calisto cũng đã nhiều lần đau đầu vì chuyện thoái thác nhiệm vụ. Năm 2008 là trường hợp Thế Anh xin về vì con ốm, lúc ấy ông Calisto đã nổi cáu: “Tôi chẳng ngại nói thẳng rằng cậu ta là một người ích kỷ, chỉ nhăm nhăm nghĩ tới quyền lợi của cá nhân mình, chứ không chịu nghĩ đến quyền lợi của đội tuyển quốc gia”. Sau đó, đến lượt chuyện thủ môn Santos xin rút vì muốn ở bên cạnh khi vợ... đẻ. Ông Calisto có lần từng nói: “Trong cuộc đời cầm quân của mình, tôi chỉ thấy là ở Việt Nam mới có chuyện cầu thủ xin rút lui khỏi ĐT với những lý do rất nực cười như để cưới vợ, thậm chí là cưới vợ cho bố”.

Nhưng có lẽ, bây giờ các cầu thủ xin rút đã có những lý do tinh vi hơn nhiều. Ai dám nói việc Lê Công Vinh nhận hai thẻ đỏ trước chuyến đi Trung Quốc đầu năm 2009 và đi Lebanon 2010 chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên?

Và câu chuyện của Dương Hồng Sơn báo mất hộ chiếu để không thể đi Lebanon? Bản thân ông Chủ tịch VFF đã đặt ra dấu hỏi về chuyện rất giống bịa của Dương Hồng Sơn.

Ông Calisto đã từng tuyên bố đóng cửa với Thế Anh, với Santos, vậy thì ông sẽ xử lý Dương Hồng Sơn ra sao trong bối cảnh ông Calisto đang rất thân tình với CLB của Dương Hồng Sơn là T&T Hà Nội.

Chính ông Calisto đã bộc bạch rằng: “Nhờ những đồng tiền kiếm được từ bóng đá mà các cầu thủ mới có được ngày hôm nay. Vậy nên hành động rời ĐT chẳng khác gì một sự bội bạc với nghề nghiệp. Đấy cũng là hành động đi ngược lại truyền thống hết mình với nghĩa vụ quốc gia mà dân tộc Việt Nam xây dựng nên”.

Nếu ông Calisto làm như đã nói, e rằng sẽ có thêm vài cầu thủ khó lòng quay lại đội tuyển, cho dù trình độ có giỏi đến đâu.
Theo Thể thao & Văn hóa Online
Về Đầu Trang Go down
http://truongton.vn/forum/member.php?u=223644
 
Cầu thủ tìm cách rời đội tuyển: Trách nhiệm ở đâu?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tổng hợp cách cách Crack phần mềm ! :))
» Hic,Cụ Nguyễn Du đừng trách cháu.hu hu
» Cách mà người tiền sử xem phim sex

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
†(¯`·.º-:CĐ2T2:-º.·´¯)† :: ---------------GÓC CĐ2T2--------------- :: HỘI THỂ THAO-
Chuyển đến